Cửa
nhựa lõi thép uPVC ra đời ở các nước châu Âu cách đây khoảng 60 năm. Nhờ các
tính năng, lợi ích vượt trội và khả năng hoà hợp với nhiều phong cách kiến
trúc, cửa nhựa lõi thép uPVC đã nhanh chóng phổ biến nhiều nơi trên thế giới.
Trang
bị cho mình những kiến thức cần thiết về cửa nhựa lõi thép uPVC, bạn có thể đưa
ra quyết định lựa chọn một cách dễ dàng hơn
Cửa
nhựa lõi thép uPVC là gì?
Cửa
nhựa lõi thép uPVC là loại cửa sử dụng các thanh profile uPVC, bên trong là lõi
thép được mạ kẽm chống gỉ và phụ kiện đồng bộ đi kèm. Dòng sản phẩm cửa nhựa
lõi thép uPVC phù hợp với các vị trí cửa sổ, cửa đi, vách ngăn của hầu hết các
công trình toà nhà văn phòng, showroom trưng bày, khách sạn cho tới biệt thự,
căn hộ chung cư và nhà riêng.
Cửa nhựa lõi thép uPVC có ưu điểm gì?
Cửa nhựa lõi thép uPVC có lõi thép gia cường thường được sử dụng trong rất nhiều công trình, nhà ở dân sinh… do sở hữu những ưu điểm vượt trội.
Nhờ
cấu tạo từ chất liệu nhựa có độ dẫn nhiệt thấp cùng với thiết kế đa khoang nên
khả năng cách âm, cách nhiệt của cửa nhựa lõi thép uPVC luôn vượt trội hơn so với
các loại cửa khác, chống thất thoát nhiệt, tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, tạo
không gian mở cho căn phòng, tiết kiệm điện năng máy điều hòa nhiệt độ, đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng.
Đối
với khách hàng yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và độ bền màu, cửa nhựa uPVC hoàn
toàn đáp ứng nhu cầu với lớp ngoài sáng bóng sang trọng, dễ dàng lau chùi. Kích
thước, màu sắc và kiểu dáng phong phú phù hợp với nhiều công trình.
Trong
quá trình thi công lắp đặt và bảo dưỡng, cửa nhựa lõi thép uPVC với cấu trúc từ
thanh nhựa uPVC dạng rỗng nên rất nhẹ, góp phần làm giảm tải trọng của công
trình, dễ dàng lắp đặt, bảo dưỡng. Cửa nhựa lõi thép uPVC cũng có thể tái chế
vào cuối vòng đời nên hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Cửa
có thiết kế phù hợp nhiều không gian, có thể kết hợp với nhiều phương án sử dụng
kính cho cửa sổ, cửa đi – vách ngăn công trình, kết hợp với gỗ công nghiệp, tấm
nhựa sốp, tạo ra cửa đặc thông phòng hoặc vách ngăn văn phòng.
Sử
dụng cửa nhựa lõi thép uPVC cần lưu ý những điều gì?
Với
ưu điểm vượt trội, tính ổn định lâu dài cùng chi phí bảo trì sơn sửa hầu như
không phát sinh, xét về giá thành, cửa nhựa lõi thép uPVC vẫn được xem là
phương án tiết kiệm cho ngôi nhà. Mặc dù có trọng lượng nhẹ nhưng dòng sản phẩm
này đòi hỏi kỹ thuật lắp ráp chính xác, chuyên nghiệp.
Theo các kiến trúc sư: “Nếu các thành phần cửa nhựa lõi thép đều đạt chất lượng nhưng kỹ thuật thi công kém thì vẫn không thể đảm bảo được độ bền của sản phẩm. Cửa nhựa thi công kém sẽ dẫn đến các trường hợp như: cửa không kín khít, tạo ra lỗ hổng an ninh, bắn phụ kiện không chính xác sẽ làm cửa khó đóng mở, kém thẩm mỹ, lắp đặt không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến tình trạng cửa bị hở, sệ cánh, rung lắc.”
Trên
thị trường hiện nay, rất nhiều đơn vị không uy tín đã “manh nha” phân phối và sản
xuất hàng giả, hàng nhái nhưng cam kết với khách hàng là hàng thật. Một số nhà
sản xuất sử dụng sai phụ kiện hoặc phụ kiện kém chất lượng để giảm giá thành phẩm.
Do
vậy, khi lựa chọn cửa nhựa lõi thép uPVC là vật liệu hoàn thiện cho ngôi nhà của
mình, khách hàng nên tin tưởng và đầu tư các sản phẩm có thương hiệu, đơn vị
cung cấp cam kết bảo hành và chuyên nghiệp trong quá trình lắp đặt.
Cấu
tạo của cửa nhựa lõi thép uPVC
Khác
với các loại cửa nhôm, cửa gỗ thông thường chỉ có tác dụng che mưa, che nắng, dễ
cong vênh và dễ bị biến dạng, cửa nhựa lõi thép uPVC lại có những tính năng vượt
trội nhờ có cấu tạo đặc biệt, với các linh kiện: thanh profile uPVC có cấu trúc
dạng hộp, chia thành nhiều khoang rỗng, đặc biệt có lắp lõi thép gia cường bên
trong để tăng khả năng chịu lực cho bộ cửa, kết hợp với hệ gioăng kép và hộp
kính được bơm khí trơ đảm bảo độ kín khít cao, có tính cách âm, cách nhiệt tốt.
Với những tính năng trên cửa nhựa lõi thép đang là xu hướng và là sản phẩm mang
tính thời đại đối với ngành xây dựng trên toàn thế giới.
Thanh
nhựa uPVC (hay còn gọi là thanh profile) là bộ phận khung, bảo vệ phần kính bên
trong, là một hỗn hợp nhựa, trong đó có chất tạo bền, chắc, chịu được sự va đập
mạnh, an toàn và khó bẻ cong. Một số thanh Profile được sử dụng nhiều trên thị
trường Việt Nam như: Koemmerling, Rehau, Veka, Euro, Queen, Conch, Shide,…
Lõi
thép được mạ kẽm hay mạ điện để chống rỉ sét. Độ dày lõi thép liên quan tới sự
vững chắc của thanh nhựa cũng như bắn giữ phụ kiện, vậy nên thông thường, độ
dày tiêu chuẩn của phần lõi phải từ 1,2 – 2mm.
Đáp
ứng nhu cầu và khả năng tài chính khác nhau của khách hàng, các hãng sản xuất cửa
nhựa lõi thép uPVC cũng phát triển đa dạng các loại kính. Khách hàng có thể lựa
chọn một trong các loại kính sau: Kính thường với độ dày 5-12mm; kính an toàn với
độ dày 6.38-10.38mm, được dán hai lớp ở giữa lớp keo kết dính, khi vỡ kính
không bị bung ra gây sát thương; kính hộp dày 5-9-5mm, 6-12-6mm là kính hai lớp,
ở giữa được bơm khí trơ nhằm tăng độ cách âm, cách nhiệt; kính cường lực với độ
dày 5mm, 8mm, 10mm, 12mm…được tôi với nhiệt độ cao làm cho kính cứng hơn bình
thường, khi vỡ kính sẽ vỡ vụn “như hạt ngô” không gây sát thương.
Ngoài
ra, gioăng cao su có tác dụng làm tăng độ kín khít, ngăn nước mưa, đảm bảo cách
âm, cách nhiệt. Bộ phụ kiện bao gồm: bản lề, tay nắm, khóa chốt và các phụ kiện
đi kèm khác cũng có nhiều hãng và mức giá khác nhau phụ thuộc vào xuất xứ và
thương hiệu.